Chính vì vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Chính phủ cần tăng cường thanh tra đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra.
Năm 2014, trong kế hoạch thanh tra của mình, Thanh tra Chính phủ đã đưa vào kế hoạch 2 cuộc thanh tra theo hướng nói trên, đó là: Thanh tra đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính, ngành Thuế gắn với việc chống thất thu thuế nội điạ; thanh tra đối với hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước gắn với thực hiện xử lý nợ xấu.
Điểm đáng quan tâm là các cuộc thanh tra nói trên được gắn đồng thời với một loạt việc mang tính thời sự của ngành, lĩnh vực được thanh tra.
Với các cuộc thanh tra như trên, chắc chắn sẽ có tác dụng trực tiếp đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra của cả Bộ Tài chính và hệ thống cơ quan thuế trong cả nước; tác dụng trực tiếp đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước ở Trung ương và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trong cả nước. Như vậy, rõ ràng tác động ở đây là mạnh và mang tính toàn diện. Bởi nó xem xét từ khâu xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, hoạt động thanh tra, kiểm tra và thực hiện các kết luận, kiến nghị, xử lý qua thanh tra; thông qua một cuộc thanh tra của mình, Thanh tra Chính phủ sẽ trực tiếp làm cho hàng trăm, hàng ngàn cuộc thanh tra của một hệ thống, một lĩnh vực đúng pháp luật hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý.
Để thực hiện tốt những cuộc thanh tra như trên cần có đội ngũ cán bộ thanh tra có tầm và có kinh nghiệm. Mặt khác, cần xây dựng được hệ thống dữ liệu về các cuộc thanh tra, kiểm tra theo từng ngành, lĩnh vực. Đây là những yêu cầu mà chúng ta phải từng bước khắc phục khó khăn, có giải pháp để đạt được.
Thanh Nhung