Loading...
Skip to main content

Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra trong thời gian tới

Xuất phát trong bối cảnh chung về cải cách bộ máy nhà nước và lộ trình xây dựng các đạo luật của ngành Thanh tra trong thời gian tới, ngày 20/12, Viện Khoa học Thanh tra tổ chức buổi Tọa đàm khoa học với chủ đề: “Định hướng các nội dung nghiên cứu, trao đổi nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra trong thời gian tới”.

Tham dự có đại diện thanh tra một số bộ, ngành, cùng toàn thể lãnh đạo, viên chức Viện KHTT. TS. Đinh Văn Minh, Viện trưởng Viện KHTT chủ trì buổi tọa đàm.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, TS. Đinh Văn Minh cho biết, mục đích của buổi tọa đàm này nhằm thảo luận và chia sẻ những định hướng nghiên cứu mang tính cấp thiết của ngành Thanh tra trong thời gian tới.

Chia sẻ về vấn đề này, đại diện Thanh tra Bộ Xây dựng cho rằng cần tập trung nghiên cứu vào một số vấn đề đang nổi cộm trong hoạt động thanh chuyên ngành hiện nay như sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra chuyên ngành giữa các đơn vị thanh tra, đặc biệt là chồng chéo giữa hoạt động thanh tra và kiểm toán; chế tài xử lý đối tượng chậm thực hiện kết luận thanh tra (KLTT); chế tài xử lý vấn đề giảm trừ trong quá trình thanh tra; hoạt động giám sát nội dung đoàn thanh ra; việc thu hồi về tài khoản của chủ đầu tư.


Toàn cảnh toạ đàm. Ảnh: PV 

Tại Toạ đàm, TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện KHTT đưa ra đề xuất nghiên cứu cho từng lĩnh vực hoạt động của ngành Thanh tra. Theo đó:

Về lĩnh vực khiếu nại, tố cáo (KNTC) cần nghiên cứu về: Thẩm quyền giải quyết TC (thẩm quyền giải quyết TC giữa đơn vị sự nghiệp và DNNN, thẩm quyền giải quyết TC đối với cá nhân đương chức, thẩm quyền giải quyết TC đối với với cá nhân nghỉ hưu, thẩm quyền giải quyết TC đối với cá nhân đã thôi chức); thẩm quyền giải quyết TC đối với vi phạm ngành lĩnh vực; thời hạn giải quyết TC và thẩm quyền giải quyết KN khi kết thúc quá trình giải quyết KN (thẩm quyền giải quyết KN đến đâu).

Về hoạt động thanh tra: cần nghiên cứu địa vị pháp lý, vị trí, vai trò của cơ quan thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra; thanh tra viên và người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; trình tự thủ tục tiến hành thah tra; theo dõi, kiểm tra kết luận thanh tra (coi KLTT là một căn cứ để xử lý vi phạm).

Về hoạt động tiếp công dân thì sẽ nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của người kiến nghị, phản ánh (vấn đề này chưa được quy định rõ trong Luật); xử lý đối với người vi phạm nội quy tiếp công dân; xác định mô hình tiếp công dân (theo mô hình tập trung hay phân tán); tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân và Tiếp nhiều người cùng KN,TC về cùng một nội dung.

Đại diện Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, một trong những nội dung vướng mắc lớn nhất trong hoạt động thanh tra chuyên ngành hiện nay chính là quy định về chức năng và thẩm quyền. Ngoài ra, một số vấn đề khác cần đề xuất nghiên cứu: Định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra (do quy định của Luật Thanh tra chưa phù hợp với hoạt động thanh tra chuyên ngành); sự chồng chéo trong xây dựng kế hoạch trong hoạt động thanh tra chuyên ngành (do việc công khai kế hoạch thanh tra hàng năm của TTCP chưa phù hợp); thời hạn tiến hành thanh tra Luật hiện nay quy định chung cho tất cả các cuộc thanh tra); yêu cầu cung cấp tài liệu trong quá trình thanh tra và tổng hợp báo cáo công tác thanh tra (thời hạn quy định trong Luật quá ngắn). 

"Hiện, hoạt động chuyên ngành còn đang lẫn lỗn giữa mục đích và nguyên tắc thanh tra. Về quy trình thanh tra, hiện đang bị bó hẹp dẫn đến những bất cập trong quy trình phát hiện và xử lý trong hoạt động thanh tra, khi hoạt động này rất cần đi theo từng nội dung thanh tra." Đại diện Thanh tra Bộ Giao thông khẳng định. 

TS. Đinh Văn Minh nhấn mạnh, những ý kiến trên đây chính là cơ sở, định hướng nhằm phục vụ cho công tác xây dựng, sửa đổi luật của Thanh tra Chính phủ trong thời gian tới./.
                                                         
 Thanh Nhung

L

Tin liên quan